Viêm lợi trùm khi mang thai thường gây đau nhức, khó chịu và tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý cho bà bầu, thậm chí nếu không điều trị sớm về lâu dài còn ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy, viêm lợi trùm là gì? Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Viêm lợi trùm do mọc răng khôn* |
Viêm lợi trùm khi mang thai là gì?
Viêm lợi trùm là hiện tượng lợi bị sưng lên, trùm qua cả răng và gây ra đau nhức. Viêm lợi trùm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó chủ yếu là do mọc răng khôn. Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, khi lợi và xương hàm đã ổn định. Khi đó, việc mọc trồi lên của răng khôn gặp khó khăn, hầu hết các trường hợp sẽ mọc lệch, mọc ngầm và có hiện tượng viêm lợi trùm khi mang thai.
Bên cạnh đó, viêm lợi trùm có thể là do sự thay đổi nội tiết tố, lượng estrogen và progesterone sẽ khiến nướu răng dễ bị kích thích hơn, dù không mọc răng khôn vẫn khiến nướu sưng đỏ.
Cơ thể của phụ nữ mang thai rất nhạy cảm nên càng dễ bị viêm lợi trùm hơn so với người bình thường. Có thể nhận biết tình trạng này qua một số biểu hiệ như vùng lợi bị sưng đỏ, đau nhức, miệng có mùi hồi, chảy máu khi đánh răng. Có một số trường hợp gây sốt, nổi hạch ở cổ và ảnh hưởng đến ăn uốn hàng ngày.
Viêm lợi trùm gây đau nhức* |
Viêm lợi trùm khi mang thai có nguy hiểm không?
Thực chất, viêm lợi trùm khi mang thai chỉ là hiện tượng viêm nướu khi mọc răng, khiến bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu, không gây ra nguy hiểm gì đến tính mạng.
Tuy nhiên, bạn không nên coi thường tình trạng này vì nó có thể gây ra những biến chứng đặc biệt nguy hiểm. Khi lợi bị sưng lên, tạo ra khe hở giữa lợi và răng số 7 khiến cho mảng bám thức ăn dắt vào nhiều và tích tụ lâu ngày thành một ổ bệnh gây hại.
Mặc dù cơ thể sẽ sản sinh kháng thể chống lại tác nhân gây viêm nhiễm, quá trình vệ sinh răng miệng hỗ trợ giảm viêm nhưng rủi ro vẫn có thể gây biến chứng khó lường. Khi mang thai sẽ rất phiền phức, lúc này cơ thể cần nạp nhiều thức ăn và chất dinh dưỡng để nuối dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, vì lợi sưng đỏ, đau nhức nên việc ăn uống khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Thăm khám nha khoa để xác định mức độ viêm lợi trùm* |
Điều trị viêm lợi trùm khi mang thai thế nào?
Nếu như thông thường, khi bị viêm lợi trùm nặng, bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc giảm viêm, giảm đau hoặc cắt bớt lợi sưng hay nhổ răng khôn nếu cần thiết. Tuy nhiên, trường hợp viêm lợi trùm khi mang thai khá đặc biệt nên cần phải có sự chỉ định chặt chẽ từ phía bác sĩ.
Nếu uống thuốc sẽ không tốt cho thai nhi, cắt lợi và nhổ răng khôn cần phải được cân nhắc nếu bạn đang ở giữa thai kì. Vì quá trình tiểu phẫu phải sử dụng gây mê, sau khi thực hiện cần uống thuốc kháng sinh, giảm đau cũng không tốt cho sự phát triển của em bé trong bụng.
Chăm sóc răn miệng và giảm viêm tại nhà* |
Nếu ở giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối, tốt nhất bạn chỉ nên cố gắng làm sạch vùng bị viêm để giảm sưng bằng các cách tự nhiên tại nhà. Vì ở giai đoạn này, cơ thể khá nhạy cảm, tâm sinh lý thay đổi, dễ dẫn đến những phản ứng bất thường không lường trước được của cơ thể.
Bà bầu có thể áp dụng một số cách giảm đau, giảm viêm tạm thời như uống trà, súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Bổ sung thêm nước chanh, nước cam để cung cấp vitamin C, sát trùng và giảm viêm nhanh. Viêm lợi trùm khi mang thai rất khó để điều trị khi bệnh đã tiến triển nặng, bạn cần tham khảo tư vấn từ bác sĩ để có cách chăm sóc răng miệng tốt nhất.
Đăng nhận xét