tháng 3 2022

 Cắm răng implant là giải pháp phục hình răng giả được ưa chuộng nhất ngày nay. Răng giả implant có thể thay thế cho răng thật đã mất tối đa về chức năng ăn nhai lẫn chức năng thẩm mỹ. Chính vì thế, những thông tin về răng implant luôn được quan tâm. 

Cắm răng implant là gì-1
Răng implant nha khoa*

Cắm răng implant là gì?

Cắm răng implant là phương pháp phục hình một hay nhiều răng đã mất, nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như phục hồi khả năng ăn nhai, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do mất răng gây ra. Theo đó, bác sĩ sẽ gắn trụ implant trực tiếp vào xương hàm, sau khi trụ implant đã tích hợp với xương hàm thì sẽ gắn răng sứ thông qua khớp nối, tạo thành chiếc răng hoàn chỉnh.

Cấu tạo của răng implant có 3 phần, gồm trụ implant, khớp nối và răng sứ. Trụ Implant là những trụ làm từ hợp chất Titanium kết vào xương hàm nhằm mục đích thay thế những chân răng. Abutment là bộ phận nâng đỡ mão răng và gắn kết mão với implant, hay còn được gọi với tên thông thường là khớp nối hoặc vít Abutment. Răng sứ gồm răng sứ kim loại hay răng sứ toàn sứ, được gắn vào Abutment thay thế cho răng bị mất.

Hiện nay, cắm răng implant có 2 loại phổ biến là:

- Cấy implant toàn hàm: Được xem là giải pháp tối ưu cho trường hợp mất răng toàn hàm, thiếu hổng xương ở vùng răng sau, giúp thay thế răng bị mất và mang lại tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai tối đa.

- Cắm implant: Là phương pháp phục hình răng khiếm khuyết tốt và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Kỹ thuật này được bác sĩ tiến hành bằng cách phẫu thuật rạch mổ và bóc tách nướu ở vị trí răng bị mất, sau đó khoan lỗ nhỏ trên xương hàm để đặt trụ implant có kích thước phù hợp với chân răng đã mất. Cuối cùng là khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu, gắn mão sứ lên trên để phục hình răng toàn diện.

Cắm răng implant là gì-2
Cắm implant răng hàm*

Trường hợp nào không thể cắm implant?

Cấy ghép implant là giải pháp ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm do mất răng gây ra, có tính thẩm mỹ cao, tuổi thọ có thể kéo dài vĩnh viễn nếu chăm sóc đúng cách. Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện cấy ghép implant. Những trường hợp sau đây không nên cấy ghép implant.

- Trẻ em dưới 17 không nên cấy ghép implant, đây là độ tuổi mà xương hàm chưa ổn định, việc cấy ghép implant có thể gây nhiều ảnh hưởng.

- Phụ nữ mang thai không nên trồng răng implant để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, sau khi sinh xong hãy thực hiện.

- Những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư…thì cũng không nên phẫu thuật cấy ghép implant.

Cắm răng implant là gì-3
Răng implant có nhiều ưu điểm nổi trội*

Ưu điểm khi cắm răng implant

Cắm răng implant có thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm, biến dạng khuôn mặt. Vì trụ implant được cấy trực tiếp vào xương hàm, giúp xương hàm có chỗ để bám trụ vững chắc. Đây chính là ưu điểm khiến nhiều khách hàng ưa chuộng phương pháp này.

- Răng implant có độ cứng chắc cao, khả năng ăn nhai như răng thật. Bạn có thể thoải mái ăn những món ăn mình thích, tuy nhiên cũng nên tránh những thực phẩm không tốt cho răng miệng.

- Sau khi phục hình, răng implant có màu sắc tự nhiên như răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. 

- So với cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp thì răng implant có tuổi thọ cao hơn, có thể tồn tại vĩnh viễn nếu lựa chọn loại trụ và răng sứ chất lượng.

Cắm răng implant là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, tay nghề bác sĩ giỏi và có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực phục hình răng implant. Chính vì thế, bạn nên cân nhắc chọn địa chỉ trồng răng uy tín, an toàn và chất lượng để tránh tiền mất tật mang.

 Trám răng thẩm mỹ là hình thức bổ sung men răng nhân tạo nhưng không phải chỉ để phục hồi mô răng mà còn làm cho răng đẹp hơn một cách toàn diện về cả hình thể cũng như màu sắc của răng. 

Một số lưu ý sau khi trám răng

Trám răng không nên ăn gì?


Trám răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản, được áp dụng trong các trường hợp răng vỡ mẻ, răng sâu. Để đảm bảo miếng trám không bị bong tróc thì bạn cần tìm hiểu trám răng không nên ăn gì và chăm sóc răng đúng cách. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên tránh sau khi trám răng. Giải pháp bọc sứ răng cửa thay thế trám răng như thế nào?


- Bệnh nhân nên hạn chế ăn những loại thức ăn quá cứng hoặc quá dai vì có thể khiến cho miếng trám bị bung tróc. Đặc biệt là đối với những miếng trám ở răng cửa. Tránh sử dụng thức ăn có nhiệt độ quá cao sẽ gây ra sự nhạy cảm cho chất trám.


- Đối với miếng trám thẩm mỹ, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng thường xuyên những loại đồ uống có ga, màu sậm như: nước ngọt có màu, trà, cà phê… vì sẽ làm cho miếng trám bị xỉn màu theo thời gian.


- Tránh những đồ ăn quá cay, có thể làm răng bị kích ứng và khiến miếng trám dễ bị bong tróc.


- Bạn nên kiêng ăn những thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay. Những thức ăn dạng này gây kích thích cho răng và khoang miệng, làm miếng trám bị bong tróc.


Một số lưu ý sau khi trám răng


Ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn uống thì bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây để chăm sóc và bảo vệ răng miệng tốt hơn.


- Trong vòng 24h sau khi trám răng, bạn không nên ăn uống bất kỳ thực phẩm gì, bởi miếng trám cần thời gian để hóa cứng trên răng và ổn định.


- Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng với bàn chải lông mềm, không dùng lực quá mạnh, dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để loại bỏ hết những mảnh thức ăn còn sót lại trên răng và bạn có thể dùng thêm nước súc miệng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.


- Muốn trám răng an toàn và đạt hiệu quả cao, bạn nên thực hiện trám răng tại các cơ sở nha khoa uy tín. Nha khoa an toàn và uy tín cần đáp ứng được các tiêu chí như có đội ngũ bác sĩ tay nghề giỏi, trình độ chuyên môn cao, thiết bị nha khoa hiện đại. 


Tuổi thọ của miếng trám duy trì được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc của bạn. Nếu còn điều gì thắc mắc về các dịch vụ nha khoa, bạn có thể gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn để được chuyên gia giải đáp.

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget