Răng số 8 có nên nhổ không
Răng số 8 có nên nhổ không? Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn, là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm và thường không đóng vai trò gì. Đa phần răng khôn được chỉ định nhổ bỏ nhưng cũng có một số trường hợp không nhát thiết phải nhổ răng khôn. Vậy có nên nhổ răng số 8 không và khi nào nên nhổ? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Răng số 8 có nên nhổ không?
Răng số 8 có nên nhổ không? Răng số 8 là chiếc răng mọc cuối cùng trong cùng hàm, khi mà các răng khác đã ổn định vì trí thì răng khôn thường phải mọc chen lấn. Đó là nguyên nhân khiến răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Các chuyên gia nha khoa khuyên bạn nên nhổ bỏ răng khôn để tránh những biến chứng nguy hiểm. Khi nào tẩy trắng răng hiệu quả?
Thời điểm tốt nhất nhổ răng khôn của mỗi người là từ 18-25 tuổi, khi chân răng mới chỉ hình thành được một nửa, chưa bám sâu vào hàm. Bạn nên nhổ bỏ răng khôn trong những trường hợp sau đây.
- Răng khôn mọc gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, răng khôn bị sâu, ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
- Giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây ra bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng đến răng hàm quan trọng bên cạnh thì cũng nên nhổ bỏ.
- Răng khôn dù mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp.
- Hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn.
Trong những trường hợp răng khôn mọc thẳng, không gây đa nhức, có răng đối xứng thì bạn có thể giữ lại mà không cần phải nhổ bỏ.
Sau khi nhổ răng khôn nên làm gì?
Sau khi nhổ răng khôn bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức thời gian đầu, bạn có thể kê một đơn thuốc giảm đau. Cần có chế độ ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng đúng cách
Không được mút, không chọc vật lạ vào chỗ răng mới nhổ sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Trong 6 giờ đầu sau khi nhổ răng không được súc miệng mạnh, không súc miệng với nước muối. Vì những động tác này sẽ kéo dài thời gian đông máu và nhiễm trùng vết nhổ.
Sau khi nhổ răng khôn bạn cần có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Nên ăn những thức ăn mềm, không ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, nên đổi bên nhai, ăn uống từ tốn. Nếu có biểu hiện lạ, bạn cần tới các cơ sở nha khoa để tái khám.