tháng 12 2021

 Trồng răng khểnh hiện đang là giải pháp được nhiều người ưa chuộng, sở hữu một chiếc răng khểnh sẽ giúp nụ cười duyên hơn. Chính vì thế nên các phương pháp trồng răng khểnh đã ra đời, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng. Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây. 

Có nên trồng răng khểnh-1
Răng khểnh tạo nụ cười rất duyên*

Răng khểnh là gì? 

Răng khểnh là tên gọi khác của răng nanh mọc lệch. Thay vì mọc thẳng đứng và đều đặn với các răng khác, răng khểnh sẽ mọc chếch ra ngoài hoặc vào trong. Hầu hết răng khểnh làm cho dáng nụ cười của nhiều người trở nên thu hút hơn. Răng khểnh thường xuất hiện ở hàm trên và mỗi người sẽ có 1-2 răng khểnh. 

Tuy nhiên, những trường hợp răng khểnh mọc quá cao, mọc lệch bên trong thường được nhổ bỏ thay vì giữ lại. Vì dưới góc nhìn nha khoa, những chiếc răng này không mang tính thẩm mỹ, không đảm nhiệm ăn nhai và là nguyên nhân gây bệnh lý răng miệng. Mặc dù vậy, vẫn có một số trường hợp răng khểnh tạo nên nét duyên của gương mặt, thu hút ánh nhìn từ người đối diện. Vì thế nên đã có rất nhiều người tiến hành trồng răng khểnh

Có nên trồng răng khểnh-2
Trồng răng khểnh cần được suy nghĩ kĩ lưỡng*

Vì sao trồng răng khểnh được yêu thích?

Theo người phương Đông, người có răng khểnh có mang lại may mắn, về mặt tướng số cũng như tính cách, người có răng khểnh sẽ có:

- Tính cách tháo vát, tự tin trong mọi công việc, luôn xuất sắc và nổi trội hơn người khác.

- Chủ động trong chuyện tình cảm, coi trọng sự chân thành.

- Những người sở hữu răng khểnh còn có tính cách quyết đoán, kiên trì nên rất dễ thăng tiến cũng như thành công trên con đường sự nghiệp của mình.

Chính vì thế, nhiều người luôn muốn sở hữu răng khểnh để có vẻ ngoài thu hút và sự nghiệp suôn sẻ. Tuy nhiên, người phương Tây lại không coi trọng răng khểnh. Vì họ cho răng răng khểnh mọc lệch trên cung hàm sẽ báo hiệu cuộc sống khó khăn, gặp nhiều trắc trở. 

Có nên trồng răng khểnh-3
Trồng răng implant*

Có nên trồng răng khểnh?

Hiện nay, trồng răng khểnh không quá khó, nhưng nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Bởi theo góc nhìn nha khoa, khi có răng khểnh sẽ rất khó để vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thức ăn sẽ bám vào kẽ răng, lâu ngày hình thành ổ vi khuẩn gây bệnh lý. Không nhưng thế, răng khểnh còn khiến hàm răng mất cân đối, gây khó khăn khi giao tiếp.

Mặc dù vậy, vẫn có phương pháp trồng răng khểnh phù hợp như trồng răng implant. Bởi vì răng khểnh chếch ra khỏi cung hàm nêu cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp đều không phù hợp. Răng implant sử dụng các loại trụ implant cắm trực tiếp vào xương hàm, không cần sự hỗ trợ của các răng kế cận để nâng đỡ. Vì thế, nếu bạn có ý định trồng răng khểnh thì implant là gợi ý tốt nhất dành co bạn, 

Những lưu ý khi trồng răng khểnh

Khi có răng khểnh, việc thức ăn dễ bị kẹt lại dưới răng là điều rất hay xảy ra, lúc đó có thể sẽ gây ra tình trạng hôi miệng, viêm nhiễm quanh răng. Trồng răng khểnh là biện pháp khá phức tạp, đòi hỏi trình độ bác sĩ chuyên môn giỏi mới đảm bảo quá trình trồng răng sứ như thế nào để diễn ra an toàn và hiệu quả nhất. 

Để đảm bảo việc trồng răng khểnh không đau, an toàn và hiệu quả cao, bạn cũng nên lựa chọn cho mình một trung tâm nha khoa uy tín để thực hiện. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thay vì trồng thì hãy bọc răng sứ để tạo răng khểnh, giải pháp này nhanh chóng, tiết kiệm hơn. 

Không ít người lo ngại về việc nhổ răng khi niềng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về lâu dài. Vậy thực tế niềng răng có cần nhổ răng không? Trường hợp nào có thể thực hiện niềng răng không nhổ răng? 

Các bước niềng răng không nhổ răng-1

Niềng răng không nhổ răng cho những ai?


Niềng răng không nhổ là phương pháp chỉnh nha dùng khí cụ để đưa răng về đúng vị trí như mong muốn mà không cần phải nhổ 2 hoặc 4 chiếc răng số 4 trước khi tiền hành niềng răng như những phương pháp khác. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này. Theo đó, đối tượng thực hiện phương pháp này là:


- Những trẻ em trong giai đoạn phát triển


- Răng có kẻ hở và khoảng cách giữa các răng lớn


- Vòm hàm rộng có thể di chuyển răng về đúng vị trí.


Để biết rõ mình có thuộc nhóm đối tượng có thể lựa chọn dịch vụ niềng răng không nhổ răng được hay không, bạn nên trực tiếp đến tại nha khoa để được bác sĩ chỉnh nha thăm khám và tư vấn cụ thể. Nên trồng răng implant khi nào nếu đã bị tiêu xương?

Các bước niềng răng không nhổ răng-2

Các bước niềng răng không nhổ răng


Niềng răng không nhổ răng được thực hiện theo quy trình hiện đại và được tiến hành dưới sự theo dõi của các chuyên gia nha khoa hàng đầu.


Bước 1: Đầu tiên, khách hàng được thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng và thực hiện các bước xét nghiệm, X-quang xương hàm. Từ những số liệu thu thập được, bác sĩ lên kế hoạch chỉnh nha. 


Bước 2: Trước khi tham gia chỉnh nha, bệnh nhân được kiểm tra và điều trị các bệnh lý, xử lý các vấn đề răng miệng khác. Bạn được tư vấn về các loại khí cụ, thời gian, phát họa kết quả sau chỉnh nha.


Bước 3: Đo dạc và lấy dấu hàm răng. Ở bước này, nếu xương hàm quá hẹp, khách hàng không bị mất răng, răng mọc lệch lạc nặng... có thể bác sĩ sẽ áp dụng thêm kỹ thuật nâng xương hàm.


Bước 4: Các thông tin, số liệu thu thập được, bác sĩ chuyển qua bộ phận Labo để các kỹ thuật viên thiết kế bộ mắc cài - dây cung phù hợp.


Bước 5: Thực hiện gắn khí cụ lên răng và cố định khí cụ bằng dây cung. Để răng ổn định và di chuyển theo kế hoạch, bác sĩ sẽ có những tư vấn cho bạn về chế độ chăm sóc răng miệng, vệ sinh khí cụ niềng răng tại nhà.


Bước 6: Mỗi bệnh nhân sẽ phải mang khí cụ chỉnh nha trong khoảng 18 - 24 tháng (thậm chí dài hơn). Tuy nhiên, quá trình này, bệnh nhân phải thực hiện tái khám nhiều lần. Việc tái khám nhằm giúp bác sĩ theo dõi tốt quá trình di chuyển của răng, đồng thời thay đổi lực siết của khí cụ niềng răng.


Bước 7: Kết thúc quá trình mang khí cụ mắc cài, mỗi bệnh nhân tiếp tục mang hàm duy trì trong khoảng 6 - 12 tháng để giúp cố định răng ở vị trí mới, việc ăn nhai ổn định hơn.


Như vậy, việc áp dụng kỹ thuật niềng răng không nhổ răng không quá phức tạp nhưng lại khá kén đối tượng áp dụng. Khi có nhu cầu niềng răng chỉnh nha nhưng lại e ngại việc phải nhổ răng 2 - 4 răng, hãy lựa chọn ngay phương pháp này để sở hữu nụ cười tự tin hơn. 

 Chữa răng hô tại nhà- Hiện nay có hơn 40% dân số bị hô vẩu và vấn đề ăn nhai gặp khó khăn, giao tiếp mất tự tin. Việc chỉnh hô tại nhà đang được nhiều người áp dụng để tiết kiệm thời gian, chi phí. Tuy nhiên, các giải pháp này thật sự có hiệu quả? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm ra câu trả lời. 

Chữa răng hô tại nhà-1
Răng hô*

Nguyên nhân răng bị hô

Răng hô được hiểu là hiện tượng răng bị mọc lệch lạc, không đồng đều, hàm trên có xu hướng chìa ra ngoài so với hàm dưới gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến việc ăn nhai. Có 3 nguyên nhân chính khiến răng bị hô đó là:

- Hô do răng: Chủ yếu là do quá trình mọc răng vĩnh viễn bị lệch lạc, răng sữa gãy sớm, các răng khác mọc chen lấn dẫn đến việc khi răng vĩnh viễn mọc sẽ không còn đủ chỗ. Lúc này, chúng sẽ có xu hương mọc chìa ra ngoài hoặc mọc chen chúc nhau. Răng cửa có kích cỡ quá to cũng là nguyên nhân gây hô.

- Hô do xương hàm: Trường hợp hô do xương hàm phần lớn đều có yếu tố di truyền. Có đến 70% những người bị hô vẩu, sinh ra con cái cũng bị hô vẩu. Một nguyên nhân nữa là do thói quen mút ngón tay, tật đẩy lưỡi cũng khiến xương hàm bị tác động.

- Hô do răng và xương hàm: Kết hợp những nguyên nhân vẩu do răng và vẩu do xương hàm. Trong quá trình phát triển có sự mất cân đối giữa xương hàm và răng khiến bệnh nhân bị vẩu nghiêm trọng.

Muốn biết cách chữa răng hô tại nhà hoặc tại nha khoa, cần đến thăm khám để xác định nguyên nhân gây hô. 

Chữa răng hô tại nhà-2
Các trường hợp răng hô*

Các cách chữa răng hô tại nhà

Mặc dù niềng răng hô đang phổ biến nhưng tâm lý của một số người vẫn còn e ngại khi điều trị, vì vậy, họ đã áp dụng cách chữa răng hô tại nhà như sau:

- Dùng tay đẩy răng: Dùng tay đẩy răng từ từ vào trong đây là mẹo chữa răng hô ngay tại nhà với mong muốn sau một thời gian răng sẽ về vị trí mong muốn. Cách này có thể áp dụng khi biết nguyên nhân gây vẩu do răng. Hàng ngày, hãy dành ra khoảng 10-15 phút để dùng tay đẩy răng một lực vừa phải. Hiệu quả nhất là ở trẻ em đang trong độ tuổi phát triển.

- Dụng cụ tự chế: Một số người tự chế dụng cụ nẹp răng như mắc cài niềng răng. Cách làm này xuất phát từ cơ chế hoạt động của mắc cài cổ điển, chỉ cần những chiếc dây chun có độ đàn hồi tốt buộc lên răng theo một cách nào đó để dây cố định.

Thực tế, những cách làm này đều không mang lại hiệu quả rõ rệt và bạn phải thực hiện liên tục trong khoảng thời gian dài. 

Chữa răng hô tại nhà-3
Dùng tay đẩy răng chữa hô*

Chữa răng hô hiệu quả nha khoa

Để xác định được cách chữa răng hô tại nhà tốt nhất bạn hãy đến khám tại địa chỉ nha khoa uy tín, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Tùy vào nguyên nhân gây răng hô mà sẽ có các giải pháp như:

- Hô do răng: Sẽ tiến hành niềng răng để chỉnh răng về vị trí như mong muốn. Các loại mắc cài niềng răng đa dạng, phù hợp với hầu hết trường hợp răng hô nên bạn có thể yên tâm lựa chọn.

- Hô do xương hàm: Chữa răng hô bằng phương pháp phẫu thuật chỉnh hàm mặt sẽ được chỉ định. Phương pháp phẫu thuật chỉnh nha công nghệ 3D hiện cũng đang được ứng dụng tại các nha khoa lớn, quá trình phẫu thuật an toàn, không gây biến chứng.

- Hô do răng và xương hàm: Kết hợp điều trị niềng răng và phẫu thuật chỉnh hàm hô. 

Chữa răng hô tại nhà cần được khám tại nha khoa để biết tình trạng hô nhiều hay ít. Bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể hoặc tư vấn giải pháp chỉnh răng hô hiệu quả hơn cho bạn. 

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget